Nguồn gốc Đàn_tam_thập_lục

Nhạc công chơi dương cầm - đàn tam thập lục Trung QuốcĐàn tam thập lục santur của Ba Tư

Đàn Tam Thập Lục của Việt Nam có một chiều dài lịch sử bắt nguồn từ quốc gia Ba Tư có tên là santur được chế tác vào khoảng thể kỷ thứ XII. Đến khoảng thế kỷ XVIII nó du nhập vào Triều Tiên, Trung Hoa và Đông Nam Á.

Đàn Tam Thập Lục du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 60 qua người Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn.

Đàn Khim - đàn tam thập lục truyền thống của người Thái

Nhạc cụ loại này khá phổ biến ở các quốc gia trong khu vực Trung Á và cũng rất phổ biến ở các quốc gia phương Tây thời Trung cổ cho đến ngày nay. Trong mỗi quốc gia nó có tên gọi khác nhau:

Ba Tư, Syria & Ả Rập: Santũr, Santari, Santuri, Santir, Suntur, Santouri, Sandouri, Santoor

Trung Quốc: Yangqin (giản thể:扬琴/phồn thể:揚琴 hoặc 洋琴; bính âm: yáng qín), dịch nghĩa chữ Hán là dương cầm.

Mông Cổ: Yoochir

Triều Tiên: Yanggum (양금)

Thái Lan: Khim (ขิม)

Campuchia: Khum (ឃឹម)

Ấn Độ: Santoor (সন্তুর)

Anh, Hoa Kỳ: Hammered Dulcimer

Các quốc gia phương Tây: Cimbalom, Cimbál, Cymbalom, Cymbalum, Tambal, Tsymbaly v.v…